Điều trị ngừng thở khi ngủ ở Singapore

Ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến các phương pháp điều trị ngừng thở khi ngủ hiệu quả. Cùng với Bác sĩ Costance Lo, chuyên gia Hô hấp tại Trung tâm bệnh Hô hấp Respmed – Singapore tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là tình trạng bệnh nhân ngừng thở trong một khoảng thời gian khi ngủ, có thể kéo dài hơn 10s và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Thực tế bệnh nhân rất khó tự nhận biết hội chứng này vì chỉ xảy ra khi đang ngủ. Bệnh sẽ không thể phát hiện nếu những người xung quanh không chú ý.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ được phân loại thành 3 thể bệnh khác nhau, cụ thể:

  • Ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn.
  • Ngừng thở khi ngủ trung ương.
  • Ngừng thở khi ngủ hỗn hợp, xảy ra cả 2 hiện tượng ngừng thở tắc nghẽn & trung ương.

Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở tắc nghẽn là do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trong khi ngủ do: cơ thành sau họng bị giãn (là nhóm cơ nâng đỡ khẩu cái, a mi đan, thành họng & lưỡi), bất thường ở xương hàm… Chứng ngừng thở trung ương có nguyên nhân do não không chuyển tín hiệu đến các cơ thuộc cơ, gây ngắn thở quan hô hấp làm người bệnh khó  ngủ hoặc/và buồn ngủ trong ngày.

Các yếu tố như: vấn đề về xoang, béo phì, phì đại VA, lưỡi hoặc amidan làm tăng nguy cơ hoặc khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đa phần người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương sẽ gặp phải vấn đề về thần kinh hoặc suy tim.

Triệu chứng của ngừng thở khi ngủ là gì?

Có đến 90% người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ không biết về tình trạng bệnh của mình. Nguyên nhân do triệu chứng chỉ xảy ra khi ngủ, bệnh nhân sẽ không tự ý thức được điều này. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp các vấn đề dưới đây thì hãy nhanh chóng điều trị ngay nhé.

  • Mỗi sáng thức dậy thường bị đau đầu.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày trong khi ban đêm ngủ dài và không bị thức giấc.
  • Ngủ ngáy, lúc ngủ bị ngạt thở, ngừng thở, dấu hiệu này cần người xung quanh giúp bạn kiểm tra.
  • Đi tiểu nhiều lần do thiếu oxy quá mức, não tạo kích thích để phục hồi lại hoạt động thở.
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung do ảnh hưởng từ chất lượng giấc ngủ kém.
  • Tăng huyết áp kháng trị.
  • Béo phì, thừa cân và vùng hàm mặt có cấu trúc bất thường.
  • Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt hoặc trầm cảm.

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp 2 lần, đa phần phát bệnh và tiến triển nặng ở tuổi trung niên. Ở trẻ em, dấu hiệu khác đi kèm như tinh thần thiếu ổn định, hiếu động thái quá, tiểu dầm, hay gây gổ, giảm thành tích học tập. Hội chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, gây mệt mỏi, tăng nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm chất lượng cuộc sống,…

Các phương pháp điều trị ngừng thở khi ngủ

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, sẽ có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

  • Giảm cân nếu hội chứng ngừng thở khi ngủ do bệnh béo phì gây nên.
  • Phẫu thuật nhằm loại bỏ các nguyên nhân cơ học gây tắc nghẽn đường thở.
  • Sử dụng thiết bị nha khoa: đeo nẹp hàm cho bệnh nhân có hàm dưới nhỏ và đưa ra sau, giữ hàm dưới và lưỡi ra phía trước, giữ vòm hầu lên trên sẽ ngăn sự đóng lại của đường thở. Bác sĩ sẽ đo kích thước miệng của bệnh nhân và tạo ra thiết bị phù hợp.
  • Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục (CPAP).
  • Tư thế nằm nghiêng khi ngủ: Nên nằm ngủ nghiêng cơ thể về một bên thay vì nằm ngửa (nằm ngửa làm bệnh nhân ngáy và ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn).
  • Thay đổi lối sống nhằm tăng chất lượng giấc ngủ và hoạt động của hệ hô hấp, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng bệnh: ngưng sử dụng thuốc an thần, tránh uống rượu hoặc các chất gây nghiện, thay đổi tư thế ngủ, ngưng hút thuốc lá,…

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị. Ngoài điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ, cần kiểm soát cả nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, huyết áp,…

Trên đây là các phương pháp điều trị ngừng thở khi ngủ hiệu quả. Rất vui khi mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại bình luận bên dưới đây.

Bác sĩ Constance Lo là Chuyên gia bệnh hô hấp tại Singapore. Phạm vi chuyên môn của cô bao gồm bệnh hô hấp tổng quát, nội soi phế quản/ màng phổi & rối loạn giấc ngủ do hô hấp (bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *