Điều trị hen suyễn, dị ứng ở Singapore

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính phổ biến hiện nay. Khi bệnh chuyển nặng mà không được điều trị thời bệnh nhân có thể bị tử vong. Mời độc giả cùng tham tìm hiểu về điều trị bệnh hen suyễn, dị ứng với Bác sĩ Adrian Chan Kwok Wai, Chuyên gia về bệnh hô hấp tại trung tâm Respmed (Singapore) trong bài viết dưới đây.

Hen suyễn dị ứng là gì?

Hen suyễn dị ứng là bệnh đường hô hấp, là một loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản. Niêm mạc của đường thở bị sưng hoặc viêm, tạo ra nhiều chất nhầy đặc sệt. Ngoài ra, còn dẫn đến triệu chứng khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp khó khăn.

Cơn hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thở khò khè nghiêm trọng.
  • Ho liên tục không ngừng.
  • Thở gấp, đau hoặc tức ngực.
  • Thở gắng sức, co kéo các cơ hô hấp phụ ở vùng cổ và ngực.
  • Nói chuyện gặp khó khăn.
  • Cảm giác lo lắng và hoảng sợ.
  • Mặt đổ nhiều mồ hôi, nhợt nhạt.

Bệnh hen suyễn có thể nhanh chóng chuyển biến tồi tệ hơn, có thể bị suy hô hấp. Do đó, phải lập tức kiểm soát các triệu chứng để tình trạng bệnh không tiến triển thêm.

Cách điều trị hen suyễn dị ứng

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn dị ứng làm giảm các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị hen suyễn dị ứng cho bệnh nhân. Lưu ý, bệnh nhân không nên tùy ý sử dụng thuốc nếu chưa được chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giãn phế quản

Một số thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn các cơ bị thắt chặt xung quanh phế quản. Các loại thuốc thường được sử dụng dưới dạng máy hít phun sương hoặc ống hít. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài bao gồm: Ciclesonide, formoterol, salmeterol.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn, tác dụng nhanh trong vài phút để cắt ngay cơn khó thở.
  • Thuốc có đặc tính kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium và tác dụng kéo dài như tiotropium; theophyllin.

Ống hít kết hợp

Ống hít kết hợp là một trong các thiết bị được sử dụng trong điều trị hen suyễn, dị ứng. Thiết bị này cung cấp cho bạn Corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta giúp làm dịu cơn hen.

Corticoid dạng hít

Những loại thuốc này có thể sử dụng mỗi ngày để kiểm soát bệnh. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm tình trạng viêm, từ đó tạo ít chất nhờn hơn. Corticosteroid dạng hít thông thường bao gồm  các hoạt chất: Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone…

Thuốc kháng leukotriene

Một phương pháp điều trị hen suyễn, dị ứng dài hạn khác sử dụng thuốc kháng Leukotrienes. Người bệnh có thể uống chúng mỗi ngày một lần. Các chất điều chỉnh Leukotriene phổ biến như Montelukast, Zafirlukast…

Corticosteroid dạng uống và corticosteroid dạng tiêm tĩnh mạch

Trong điều trị hen suyễn, dị ứng, sử dụng kết hợp Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch giúp giảm sưng và viêm đường hô hấp. Bệnh nhân sẽ dùng steroid đường ống trong một thời gian ngắn, từ 5 ngày đến 2 tuần. Mặc khác, bác sĩ sẽ tiêm steroid trực tiếp vào tĩnh mạch nếu lên cơn hen suyễn nặng.

Sinh học

Người bệnh có thể điều trị hen suyễn, dị ứng bằng kháng thể Omalizumab. Chúng được sử dụng dưới dạng tiêm từ 2 – 4 tuần. Các chất sinh học sẽ ngăn chặn các tế bào miễn dịch tạo ra những thứ gây viêm.

Thuốc kiểm soát hen lâu dài

Các loại thuốc xịt hen suyễn được dùng hàng ngày, giúp giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chúng không thể kiểm soát được các triệu chứng tức thời khi bị khởi phát đợt cấp.

Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài bao gồm:

  • Thuốc chống viêm.
  • Thuốc kháng cholinergic.
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
  • Thuốc điều trị sinh học.

Liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt (bronchial themoplasty): sử dụng một điện cực để làm nóng các sóng khí bên trong phổi, giúp giảm kích thước của cơ và ngăn không cho cơ thắt lại. Phương pháp này dành cho những người bị hen suyễn nặng và chưa được phổ biến rộng rãi.

Các biện pháp khắc phục thực hiện tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục, người bệnh có thể thực hiện để chế các cơn hen.

  • Cần tránh tác nhân gây hen suyễn: bụi, khói thuốc, nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn, virus.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
  • Giữ mức cân nặng hợp lý.
  • Lưu ý các tình trạng gây ra các triệu chứng.
  • Thực hiện các bài tập hít thở giúp giảm các triệu chứng.
  • Áp dụng phương pháp điều trị bổ sung như yoga, châm cứu, bổ sung vitamin…

Trên đây là các phương pháp điều trị hen suyễn dị ứng cần biết. Rất vui khi mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại bình luận bên dưới đây.

Bác sĩ Adrian Chan Kwok Wai là Chuyên gia thuộc Trung tâm Bệnh hô hấp Respmed Singapore với Chuyên khoa sâu về siêu âm nội phế quản, bệnh hen suyễn & dị ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *