Điều trị ung thư vú ở Singapore như thế nào?

Ung thư vú là bệnh ung thư hình thành từ mô tuyến vú. Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ, tuy nhiên hiệu quả điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm lên tới 90%. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến các phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến hiện nay. BS Kiley Loh thuộc Trung tâm Ung thư Curie chia sẻ với bạn đọc về các phương pháp điều trị ung thư vú ở Singapore qua bài viết dưới đây.

Điều trị ung thư vú bằng liệu pháp phẫu thuật

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư vú hiện nay:

Phẫu thuật bảo tồn vú

Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần mô lành xung quanh, giữ lại phần lớn mô vú.  Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định xạ trị với mục đích ngăn cản bệnh tái phát..

Không chỉ định điều trị phẫu thuật bảo tồn vú cho các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân ung thư vú có nhiều khối u ở các vị trí vú khác nhau.

  • Kích thước u lớn hơn so với mô vú.

  • Vôi hóa tuyến vú ác tính, đã từng xạ trị thành ngực (bệnh khác) có ảnh hưởng đến mô vú.

  • Bệnh nhân đang mang thai.

Phẫu thuật cắt tuyến vú (đoạn nhũ)

Phẫu thuật cắt tuyến vú cũng là một trong các phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến vú có u và da trên u. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp ung thư vú không thể phẫu thuật bảo tồn.

Ngoài ra, phương pháp này có thể chỉ định để phòng ngừa đối với những phụ nữ nguy có cơ cao (như đột biến gen BRCA1, BRCA2; bệnh nhân có tiền sử cá nhân hoặctiền sử gia đình có liên quan).

Phẫu thuật tạo hình vú

Phẫu thuật tạo hình vú nhằm tạo ra một hình dạng vú mới giống với vú cũ. Bác sĩ sẽ đặt túi độn hoặc dùng các mô từ bộ phận khác của cơ thể để tái tạo một bộ ngực mới. Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ hoặc thực hiện sau đó.

Điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị

Xạ trị vú – thành ngực sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ung thư tại chỗ, làm giảm nguy cơ tái phát. Ở giai đoạn di căn, xạ trị giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Chỉ định xạ trị ung thư vú

  • Bệnh ở giai đoạn sớm: Hỗ trợ sau phẫu thuật để giảm khả năng tái phát tại chỗ tại vùng. Phương pháp này được chỉ định sau phương pháp phẫu thuật bảo tồn vú, sau cắt toàn bộ tuyến vú với những trường hợp nguy cơ tái phát cao (khối bướu lớn hơn 5cm, nhiều khối bướu hoặc khối bướu xâm lấn da, thành ngực, các hạch bạch huyết di căn).

  • Bệnh ở giai đoạn di căn xa: Giúp giảm nhẹ triệu chứng (chống phù nề não trong di căn não, giảm đau trong di căn xương,..).

Các hình thức xạ trị

  • Xạ trị vú: Thực hiện sau phẫu thuật bảo tồn vú, xạ trị vào toàn bộ mô tuyến vú.

  • Xạ trị thành ngực: Thực hiện sau khi cắt bỏ tuyến vú.

  • Xạ trị vào các hạch vùng: Nhắm vào hạch nách, hạch vú trong, hạch trên và dưới đòn cùng bên.

Các tác dụng phụ của xạ trị

Xạ trị có thể gây ra một số các tác dụng phụ như:

  • Vùng chiếu xạ bị kích ứng và sạm da, có thể dẫn đến đau, đỏ da, viêm da.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

  • Một số trường hợp khác gây nhức đầu, buồn nôn.

  • Suy tim, viêm phổi, xơ phổi,… có thể xảy ra sau một vài năm xạ trị.

Điều trị ung thư vú bằng liệu pháp hóa trị

Tùy thuộc giai đoạn bệnh và mục đích điều trị mà bệnh nhân ung thư vú được chỉ định theo phác đồ thuốc đường uống hoặc đường tiêm, đơn chất hoặc phối hợp nhiều thuốc. Hoá trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như:.

  • Giảm tế bào máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu, giảm bạch cầu, nguy cơ cao nhiễm trùng.

  • Buồn nôn, kém ăn, viêm niêm mạc miệng, đau bụng, tiêu chảy.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tê tay, chân.

  • Rụng tóc, da nổi mẩn ngứa, sạm da, viêm móng.

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh hoặc mất kinh.

Thuốc điều trị nhắm trúng đích

Dùng thuốc điều trị nhắm trúng đích là sử dụng các loại thuốc để nhắm vào khối u ác tính. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị như.

  • Các thuốc nhắm đích thụ thể HER2 (Trastuzumab, Pertuzumab, Ado-trastuzumab, Emtansine, Neratinib,….); ức chế CDK 4/6 (Ribociclib, Palpociclib, Abemaciclib,…).

  • Thuốc ức chế PARP (Olaparib, Talazoparib,…) chỉ định cho bệnh nhân có đột biến gen BRCA 1/2 dòng mầm.

  • Các loại thuốc khác: Alpelicib, Everolimus,…

Chăm sóc hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng

Nhiều phụ nữ sẽ phải đối mặt với việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vú, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Việc điều trị tâm lý và dinh dưỡng có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn bệnh di căn, việc chăm sóc này sẽ cần thiết hơn cho bệnh nhân.

Bác sĩ Kiley Loh là Chuyên gia Nội ung thư tại Trung tâm Ung thư Curie Singapore với chuyên khoa sâu về điều trị ung thư vú & chăm sóc giảm nhẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *