Ghép tủy, điều trị bệnh bạch cầu cấp (AML, ALL) ở Singapore

Bệnh Bạch cầu cấp, thường được gọi là Ung thư máu, là bệnh ung thư của tủy xương & tế bào máu. Bệnh được gọi là “cấp tính” do mức độ tiến  triển nhanh , sinh ra nhiều tế bào non chưa trưởng thành. Điều trị bệnh bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó Ghép tủy, điều trị ung thư bạch cầu cấp (AML, ALL) là phương pháp có thể điều trị triệt căn. Bác sĩ Yvonne Loh, chuyên gia Huyết  học tại Trung tâm Ung thư & Huyết học Curie (Singapore) giải đáp các câu hỏi thường gặp của bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Phân biệt giữa AML và ALL?

Bệnh bạch cầu  cấp thường được gọi là “ung thư máu” được chia thành 2 loại chính:

Bạch cầu cấp dòng tủy (AML)

Bạch cầu cấp dòng tủy là do tổn thương ung thư hóa của các tế bào dòng bạch cầu hạt, hồng cầu, tiểu cầu, mà không phải dòng lympho. Bảng xếp loại FAB dựa trên hình thái tế bào xếp thành 8 thể loại khác nhau dựa trên sự phát triển của tế bào ung thư máu từ M0-M7.

Bạch cầu cấp dòng tủy dòng lympho (ALL)

Bạch cầu cấp dòng lympho là do tổn thương ung thư hóa dòng tế bào lympho. Bảng xếp loại FAB chia bạch cầu cấp dòng lympho thành 3 thể khác nhau: L1, L2, L3.

Chào bác sĩ, tôi vừa khám sức khỏe và phát hiện bản thân bị Bệnh bạch cầu  cấp dòng tủy. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này có điều trị được không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Chào bạn!

Bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương (AML)  mà tế bào ung thư là các tế bào non và chúng bắt đầu trong tủy xương.  Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Các tế bào ung thư nhanh chóng đi thoát ra ngoài mạch máu (gọi là thoát mạch) và lan ra một số cơ quan khác trong cơ thể như gan, lách, hạch, hệ thần kinh trung ương…

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có chữa được không phụ thuộc vào loại bạch cầu cấp tủy mắc phải. Vì một số trường hợp đáp ứng rất tốt với điều trị và khả năng khỏi bệnh là có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, với một số bạch cầu cấp dòng tủy khác, tiên lượng có thể xấu hơn. Tùy vào mỗi loại bạch cầu cấp dòng tủy khác nhau sẽ có cách điều trị và tiên lượng bệnh khác nhau.

Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

– Điều trị Bệnh bạch cầu cấp sẽ như thế nào?

Điều trị Bệnh bạch cầu  cấp sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như loại bạch cầu cấp tính mắc phải, tuổi tác, sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh. Nhìn chung, điều trị được thực hiện vào hai giai đoạn như:

  • Điều trị thuyên giảm: tiêu diệt các tế bào bạch cầu trong máu và tủy xương. Tuy nhiên, phương pháp này thường không tiêu diệt được tất cả các tế bào ung thư, vì vậy người bệnh thường cần điều trị thêm để phòng ngừa bệnh quay trở lại.
  • Điều trị củng cố: duy trì hoặc tăng cường kết quả điều trị đã đạt được ở giai đoạn trước. Giai đoạn này nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Chào bác sĩ, gia đình em có người thân bị bệnh Bệnh bạch cầu  cấp. Bác sĩ cho hỏi ghép tủy diễn ra như thế nào?

Ghép tủy xương, thường được gọi là ghép tế bào gốc, là phương pháp thay thế tủy xương bị ung thư bằng các tế bào gốc không có bệnh, giúp cơ thể tái tạo lại tế bào máu khỏe mạnh.

Trước khi ghép, người bệnh sẽ được hóa trị hoặc xạ trị liều cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Sau đó, bệnh nhân sẽ ghép tế bào gốc tương thích từ người hiến tặng hoặc tự thân.

Sau khi thủ thuật, bệnh nhân sẽ ở lại bệnh viện trong nhiều tuần để theo dõi. Trong vài ngày đầu, số lượng tế bào máu giảm liên tục, đây là kết quả của hóa trị hoặc xạ trị trước đó. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu hằng ngày trong 7–10 ngày sau khi cấy ghép tủy để xem các tế bào máu mới đã bắt đầu phát triển chưa. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân để phát hiện & xử lý sớm các tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị (như nhiễm trùng…).

Ngoài ra, việc có người thân bên cạnh hỗ trợ trong thời gian nằm viện là một điều rất quan trọng và giúp hồi phục nhanh chóng hơn. Khi hệ thống miễn dịch phục hồi và ca ghép tủy thành công thì bệnh nhân sẽ được xuất viện. Sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm định kỳ trong thời gian từ 3 đến 6 tháng; đồng thời dùng thuốc phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng.

– Tôi thường xuyên bị mệt mỏi và khó thở. Tôi nghi ngờ bản thân bị bệnh bạch cầu  cấp, Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi?

Một số triệu chứng của bệnh Bệnh bạch cầu  cấp như:

  • Dễ bị nhiễm khuẩn: liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, lượng bạch cầu bị giảm sút dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Thiếu máu: liên quan đến việc giảm số lượng hồng cầu. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy tới toàn bộ cơ thể, gây ra các triệu chứng như thở nhanh hoặc thở ngắn khi vận động, hoa mắt, mệt mỏi và/ hoặc nhợt nhạt.
  • Nguy cơ chảy máu: liên quan đến giảm số lượng tiểu cầu. Tiểu cầu có chức năng cầm máu, nên mọi tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đều làm tăng nguy cơ chảy máu ngay cả với chấn thương nhẹ và xuất huyết dưới da, chảy máu từ lợi hoặc từ mũi. Chảy máu nội tạng có thể gặp ở một số trường hợp nặng.

Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để có chẩn đoán chính xác hơn.

Trên đây là một số vấn đề về ghép tủy, điều trị Bệnh bạch cầu  cấp (AML, ALL) ở Singapore. Rất vui khi mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin để lại bình luận bên dưới đây.

Bác sĩ Yvonne Loh là Chuyên gia Huyết học thuộc Trung tâm Ung thư & Huyết học Curie với kinh nghiệm phong phú trong điều trị bệnh máu ác tính (bạch cầu cấp, ung thư hạch bạch huyết, đa u tủy, rối loạn sinh tủy/tăng sinh tủy) đặc biệt là ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh máu ác tính & bệnh tự miễn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *